Mỹ Đình Trái tim Phía Tây HÀ Nội

GIÁ TRỊ THỰC BẤT ĐỘNG SẢN
Cách đây 10 năm, giá trị thực của sản phẩm phụ thuộc chủ yếu vào giá trị kỹ thuật liên quan đến giá trị đầu tư xây dựng và lợi thế về mặt vị trí và vị trí bất động sản gần như là điều kiện tiên quyết khi mọi người muốn quan tâm và có nhu cầu mua bất động sản.


Nhưng khoảng năm năm trở lại đây, giá trị sản phẩm nghiêng về giá trị mềm nhiều hơn, yếu tố kỹ thuật chỉ chiếm trên dưới 50%.
Giá trị mềm là gì? Đó là hệ sinh thái các tiện ích, dịch vụ và cảnh quan mà doanh nghiệp địa ốc đầu tư cho sản phẩm của mình. Mô tả cụ thể hơn đó chính là nhu cầu của khách hàng không chỉ sở hữu căn nhà rộng 100 – 200m2 mà họ cần được đáp ứng giá trị hệ sinh thái xung quanh căn nhà đó, bao gồm hệ thống giao thông đồng bộ, cảnh quan thiên nhiên, cây xanh, công viên, trường học, bệnh viện, thương mại…


Tháng 4/ 2019, Tại Diễn đàn “Giá trị thật bất động sản Việt Nam”, ông Trần Ngọc Chính, Chủ tịch hội quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam đã phát biểu: “Quan điểm các doanh nghiệp bất động sản cứ xây nhà lên là đã đóng góp cho xã hội là của những năm trước đây. Thời mua nhà chỉ để ở đã qua rồi. Ngày nay người mua nhà là tìm nơi để sống chứ không chỉ là nơi để ở. Vì thế, chất lượng dịch vụ và giá trị sống mà căn nhà mang lại mới chính là tiêu chí quan trọng mà người mua nhà quan tâm”.
Chưa kể “giá trị thực” của một bất động sản còn liên quan đến kết nối hạ tầng giao thông xung quanh dự án đó. Mà việc kết nối hạ tầng xung quanh đôi khi chưa hình thành ngay, kể cả khi bất động sản đã được sang nhượng hoặc bán đến tay người sử dụng. Thậm chí, có thể đến vài năm sau hạ tầng cơ sở mới được phát triển, tuy nhiên nó vẫn là một phần đóng góp cho giá trị của bất động sản đó.
Nguồn: https://cafeland.vn/tin-tuc/gia-tri-thuc-cua-bat-dong-san-giai-bai-toan-kho-cho-chu-dau-tu-85004.html
https://reatimes.vn/di-tim-gia-tri-thuc-cho-san-pham-bat-dong-san-33064.html
II. PHÍA TÂY – “CBD” THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Trong 10 năm gần đây, diện mạo của khu vực phía Tây Thủ đô đã thay đổi ngoạn mục nhờ Quy hoạch của chính phủ nhằm phát triển hệ thống hạ tầng giao thông và hạ tầng xã hội hiện đại bậc nhất, biến khu vực này trở thành một trung tâm kinh tế, hành chính, văn hóa xã hội mới của Thủ đô.
Đây là khu vực có tốc độ đô thị hóa nhanh, hạ tầng hiện đại với nhiều trục đường lớn hướng tâm được đẩy mạnh phát triển hàng loạt
 Với sự bứt tốc mạnh mẽ về hạ tầng, giờ đây, bất cứ ai đi trên những trục đường huyết mạch phía Tây Hà Nội đều có thể cảm nhận được tầm vóc của một khu vực phát triển năng động.
Nếu phía Tây là “CBD” của thủ đô Hà Nội thì Mỹ Đình chính là trái tim của “CBD”. Đây được coi là khu vực phát triển nhất phía tây Thủ Đô bởi sự đồng bộ và hiện đại từ hệ thống cơ sở hạ tầng: giao thông – y tế – giáo dục- hành chính – Thương mại
2.1. Hệ thống giao thông
Các tuyến cao tốc đô thị trong Bản đồ quy hoạch giao thông phường Mỹ Đình 1 đã xây dựng hoàn chỉnh gồm: Đường Khuất Duy Tiến – Phạm Hùng: Mặt cắt ngang điển hình rộng B = 68m -72m, thành phần cao tốc bố trí trên cầu cạn bề rộng 24m (4 làn) đường đô thị bên dưới quy mô 6 làn xe.

Nguồn: http://quyhoachhanoi.vn/ban-do-quy-hoach-giao-thong-phuong-my-dinh-1.html
Các tuyến đường chính đô thị: Xây dựng, cải tạo, mở rộng và hoàn thiện các tuyến theo bản đồ quy hoạch gồm: Trục đường Lê Đức Thọ – Lê Quang Đạo


– Các tuyến đường cao tốc đô thị đã được xây dựng hoàn chỉnh tại phường Mễ Trì bao gồm:
+ Đại Lộ Thăng Long: với 6 làn cao tốc và đường gom đô thị song hành hai bên
+ Đường Phạm Hùng: thành phần cao tốc bố trí trên cầu cạn bề rộng 24m (4 làn) đường đô thị bên dưới quy mô 6 làn xe.
– Các tuyến đường chính đô thị đã được xây dựng, cải tạo, mở rộng và hoàn thiện các tuyến theo bản đồ quy hoạch gồm: Đường Mễ Trì – Dương Đình Nghệ


Đặc biệt, sau hơn một năm thi công, đường đua F1 và hàng loạt các công trình chức năng khác đã được hình thành trên tổng diện tích 88 ha, nằm trong khuôn viên của khu Liên hiệp thể thao Mỹ Đình và một phần trên đường giao thông công cộng… thuộc địa bàn 4 phường quận Nam Từ Liêm là Phú Đô, Mễ Trì, Mỹ Đình 1 và Mỹ Đình 2


GIAO THÔNG THUẬN TIỆN KHIẾN MỸ ĐÌNH NHANH CHÓNG TRỞ THÀNH MỘT KHU ĐÔ THỊ MỚI VÀ HẤP DẪN, THU HÚT NHIỀU NHÀ ĐẦU TƯ TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

2.2. Nơi có nhiều trường học quốc tế, bệnh viện và trung tâm mua sắm
Với chính sách quy hoạch mới của thành phố Hà Nội, các Bộ ngành quan trọng đã được chuyển trụ sở từ khu vực nội đô về tại khu vực Mễ Trì và Mỹ Đình. Có thể nhắc tới như Bộ Ngoại Giao, Bộ Công An, Bộ Nộ Vụ và Bộ Tài nguyên Môi trường,… là những bộ ngành hiện đã chuyển về khu vực này. Trong thời gian tới đây, các trụ sở bộ ngành khách cũng sẽ được dịch chuyển về khu vực này khiến cho Mỹ Đình đích thực là trung tâm hành chính mới của Thủ đô.
Đây cũng là khu vực tập trung nhiều trường học quốc tế, trường học trọng điểm như Trường liên cấp Marie Curie, Trường Đoàn Thị Điểm, Trường Lương Thế Vinh, Trường Chuyên Amsterdam hay ĐH FPT, ĐH Thương Mại, ĐH Ngoại ngữ, ĐH Sư Phạm,… mang lại một hệ thống giáo dục uy tín và chất lượng hàng đầu.


Làm nên chuỗi liên kết vùng hoàn hảo với các yếu tố “điện – đường – trường – trạm”, khu vực Mỹ Đình – Mễ Trì còn sở hữu nhiều bệnh viện tuyến đầu như Bệnh viện 198, Bệnh viện Đa khoa Y học cổ truyền, Viện Huyết học TW, Bệnh viện Thể thao,…đảm bảo sức khỏe của cư dân một cách trọn vẹn và chất lượng nhất.
Bên cạnh đó, cư dân khu vực này còn được tận hưởng mua sắm giải trí thỏa thích với nhiều trung tâm thương mại lớn như Metro, The Garden, Vincom SkyLake, Vincom Trần Duy Hưng, Big C,… đáp ứng trọn vẹn mọi yêu cầu cuộc sống của cư dân nước ngoài với các tiêu chí sống đẳng cấp.
2.3. Tập trung các cơ quan hành chính nhà nước
Khu vực Mỹ Đình còn có những lô đất lớn để xây dựng trụ sở các bộ ngành, cao ốc cũng như khu phức hợp đầy đủ tiện nghi.
Và Với hệ thống khách sạn 5 sao: JW Marriott Hà Nội, InterContinental Hanoi Landmark, Crowne Plaza West Hà Nội… cùng nhiều địa điểm nổi tiếng như sân vận động Mỹ Đình, Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Mỹ Đình thường xuyên được chọn làm địa điểm tổ chức nhiều sự kiện tầm cỡ quốc gia và quốc tế.

Đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật song mật độ dân cư tại Mỹ Đình cũng như quận Nam Từ Liêm thấp hơn nhiều so với các quận trung tâm. Theo kết quả Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2019, trong khi Thanh Xuân có mật độ 32.291 người/km2 hay Cầu Giấy lên đến 23.745 người/km2 thì tại Nam Từ Liêm, lượng dân cư chỉ bằng một nửa. Nhờ đó, cư dân sinh sống quanh khu vực này sẽ hưởng môi trường sống trong lành, thoáng đãng hơn.
Bên cạnh những lợi thế về hạ tầng, không gian sống, giới chuyên gia cũng cho rằng, sự gia nhập của các ông lớn địa ốc thời gian gần đây cũng khiến khu Mỹ Đình khoác màu áo mới. Trong 10 năm qua, hàng loạt chủ đầu tư có tiềm lực tài chính vững mạnh liên tục rót vốn xây dựng các dự án lớn biến nơi đây thành khu vực sầm uất.
Không chỉ hình thành một cộng đồng cư dân văn minh, Mỹ Đình còn thu hút lượng cư dân mới là làn sóng doanh nhân, chuyên gia ngoại tới từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan đang làm việc tại các doanh nghiệp, tập đoàn đa quốc gia… Nơi đây, chủ yếu tập trung là các doanh nhân, giới tri thức và thượng lưu. Cuộc sống tại đây vừa thuận tiện kết nối đồng thời với các dự án căn hộ đẳng cấp, họ được tận hưởng các dịch vụ tiện ích chất lượng hàng đầu với các yếu tố xứng tầm quốc tế.
III. GIÁ GIAO DỊCH BẤT ĐỘNG SẢN TẠI CÁC KHU ĐÔ THỊ MỸ ĐÌNH
3.1: Khu đô thị The Manor
Vị trí: Đường Mễ Trì, Mỹ Đình 1, Nam Từ Liêm, Hà Nội
CĐT: Tập đoàn Bitexco
Mô hình: Khu đô thị mở
Cơ cấu sản phẩm:
• 791 căn hộ chung cư
• 53 villas
Tình trạng: Đã bán hết, cư dân về ở 90%, chỉ còn hàng chuyển nhượng


3.2 Khu đô thị Mỹ Đình 1 Tên dự án: Khu đô thị Mỹ Đình I Chủ đầu tư: Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị Bộ Quốc Phòng Địa chỉ: Đường Hàm Nghi, Phường Mỹ Đình 1, Nam Từ Liêm, Hà Nội Mô Hình: Khu đô thị mở Quy mô dự án: 17 tòa chung cư với 1720 căn hộ và 188 sản phẩm thấp tầng Tổng diện tích: 223.093m²

3.3 Khu đô thị Mỹ Đình II Tên dự án: Khu đô thị Mỹ Đình II
Vị trí: Đường Hàm Nghi, Phường Mỹ Đình 1, Nam Từ Liêm, Hà Nội
CĐT: Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị HUD
Mô hình: KĐT mở Dự án đã khởi công xây dựng ngày 5/10/2002 và hoàn thành vào năm 2005. Cơ cấu sản phẩm: sản phẩm cao tầng và thấp tầng


3.4 Khu đô thị Vinhomes Gardenia
Vị trí: Hàm Nghi, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội
CĐT: Vingroup – Vinhomes
Mô hình: KĐT vừa mở vừa khép kín
Cơ cấu sản phẩm:
• Chung cư: 2055 căn
• Nhà phố thương mại: 172 căn
• Biệt thự ĐL/SL: 38 căn
Giá giao dịch 130-160 triệu/m2 Giá giao dịch 200- 250 triệu/m2


IV. BỨC TRANH TƯƠNG LAI CỦA MỸ ĐÌNH – TRÁI TIM MỸ ĐÌNH PLUS
Với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, kéo theo sự giao tăng về dân cư, Mỹ Đình đang có xu hướng mở rộng và dịch chuyển các trung tâm giao thương, vui chơi, giải trí tạo thành một quần thể mới của Mỹ Đình mang tên Mỹ Đình Plus. Xu hướng này bắt đầu từ việc quy hoạch và mở rộng thêm những con đường mới như: Đường vành đai 3.5, đường 70, đường liên khu kết nối Vân Canh – Trịnh Văn Bô – Trần Hữu Dực – Mỹ Đình, Tuyến metro số 5-6-7
4.1 Đường Vành đai 3.5
Đây là tuyến kết nối giữa Bắc Sông Hồng và Nam Sông Hồng. Đi qua một loạt các Quận, Huyện như: Thanh Trì, Hà Đông, Hoài Đức, Bắc Từ Liêm, Mê Linh… Tạo thành 1 vành đai tại Phía Tây

 

 

 

 

 

Trong đó: đoạn Đại Lộ Thăng Long – Đường 32 có chiều dài 5,6 km, bắt đầu tại Đường 32, Cuối đoạn Tại Đại Lộ Thăng Long.(khu đất dịch vụ An Thọ – An Khánh) do huyện Hoài Đức chủ đầu tư. Tuyến đường Vành đai 3,5 đoạn Đại Lộ Thăng Long – Đường 32 nút giao có bề rộng mặt cắt ngang 60m gồm dải phân cách giữa rộng 5,5m, phần xe cơ giới mỗi bên rộng 12,25m (3 làn xe mỗi bên). Dải phân cách ngăn cách giữa làn xe cơ giới và xe thô sơ mỗi bên rộng 1m, làn xe thô sơ mỗi bên rộng 6m, hè mỗi bên rộng 8m.

Sau khi hoàn thiện, tuyến đường vành đai 3,5 đoạn từ Đại lộ Thăng Long đến Quốc lộ 32 được kỳ vọng sẽ tạo nên làn sóng đầu tư mới, mở rộng thị trường bất động sản phía Tây và phía Bắc Thủ đô. Nhất là khi thông tin huyện Hoài Đức sẽ được nâng cấp lên quận theo quyết định ngày 18/9/2018, UBND TP Hà Nội ban hành Quyết định số 4926/QĐ-UBND phê duyệt đề án đầu tư, xây dựng huyện Hoài Đức thành quận, và Tính đến nay, huyện Hoài Đức đã đạt 22 tiêu chí lên quận


4.2 Đoạn đường 70
Là đường 70A mở rộng nhằm kết nối khu Hà Tây cũ với nội thành. Đoạn đường này hiện nay đã và đang được thi công, chia nhỏ thành rất nhiều giai đoạn khác nhau. Đường 70 kết nối từ Thượng Cát, QL 32-Nhổn, Phương Canh, Tây Mỗ, Đại Mỗ, Hà Đông, Văn Điển
Đoạn đường 70 qua Xuân Phương nối từ Đại Lộ Thăng Long với đường Trần Hữu Dực và kết thúc tại nút giao QL 32. Hiện nay đoạn nối từ Trần Hữu Dực qua QL 32 đã hoàn thành.

4.3 Đoạn đường Vân Canh An Lạc Green Symphony – KĐT Xuân Phương Tasco – Trần Hữu Dực – Mỹ Đình
Đoạn đường này có chiều dài 2.15km, thiết kế 10 làn xe.

Tuyến có điểm đầu ở nút giao Trịnh Văn Bô – Đường 70

Tuyến đường hướng về trục chính của Khu đô thị Vân Canh, Hoài Đức

👉 Sự phát triển gắn liền với những con đường đang được mở rộng như Vành đai 3.5, đường 70 Xuân Phương, đường liên khu Vân Canh trong tương lai 3-5 năm tới sẽ là Phạm Hùng – Lê Quang Đạo – Mễ Trì thứ 2.
Đường Vành đai 3.5 sẽ tương tự như đường Phạm Hùng


Đường 70 sẽ tương tự như đường Lê Quang Đạo


Đường Liên khu Vân Canh sẽ tương tự như đường Mễ Trì

👉 Mỹ Đình Plus trong tương lai sẽ MỞ RỘNG thêm từ 2-5km về phía Vành đai 3.5

👉 Trong tương lai khi các tuyến đường này hoàn thiện sẽ hình thành lên Mỹ Đình MỞ RỘNG – Mỹ Đình Plus. Dự án An Lạc Green Symphony chính là “TRÁI TIM” của MỸ ĐÌNH PLUS

Dự án An Lạc Green Symphony Vân Canh

Cao Minh Thành – Chuyên Gia BĐS – Tổng Giám đốc MLAND Pro

ĐĂNG KÝ MUA HOẶC NHẬN THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN

    TỪ KHÓA: [tagcloud]